profile Đăng ký |
Hỏi bài Chi tiết
Viết báo cáo về thực trạng khai thác tài nguyên rừng ở lào cai em
Trả lời (1)
1. Đặt vấn đề(*)<br/>Rừng là một trong những nguồn tài<br/>nguyên quan trọng phục vụ cho cuộc sống của con người. Từ góc nhìn kinh tế, tài nguyên thực vật rừng là một loại vốn cho quá trình tăng trưởng kinh tế của địa phương. Vấn đề đặt ra là khai thác như thế nào để vừa bảo vệ tài nguyên thực vật rừng, vừa phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững.<br/>Lào Cai là tỉnh có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thực vật rừng phong phú, đa dạng, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Đây cũng là nguồn tài nguyên quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những năm qua, Lào Cai đã phát huy lợi thế và tiềm năng của nguồn tài nguyên này để phát triển ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động khai thác tài nguyên thực vật rừng của tỉnh đã và đang đặt ra các nguy cơ đối với phát triển bền vững trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường ở các cấp độ khác nhau.<br/>2. Tình hình quản lý, khai thác tài nguyên thực vật rừng ở tỉnh Lào Cai<br/>* Biến động về diện tích đất lâm nghiệp có rừng và diện tích rừng<br/>Những năm gần đây, quỹ đất ở tỉnh Lào Cai chưa sử dụng không còn nhiều và có xu hướng giảm xuống. Theo tính toán của chúng tôi từ số liệu của Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai các năm 2010 và 2018, có thể thấy trong giai đoạn này, đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp của tỉnh tăng lên cả về tuyệt đối (quy mô) lẫn tương đối (tỷ trọng).<br/>Diện tích rừng có sự gia tăng trong giai đoạn 2010-2018. Đến năm 2018, diện tích rừng ở tỉnh Lào Cai đạt 342.107 ha, tăng so với con số 327.755 ha của năm 2010 (Cục Thống kê tỉnh Lào Cai, 2010; 2018). Mặc dù có sự gia tăng về diện tích rừng, nhưng cũng tương tự nhiều địa phương khác, tại tỉnh Lào Cai vẫn xảy ra tình trạng chặt phá rừng tự nhiên.<br/>-Về chất lượng rừng, rừng tự nhiên có diện tích, trữ lượng lớn nhưng chủ yếu là rừng nghèo và rừng phục hồi (với các tỷ lệ lần lượt năm 2018 là 15,6% và 53,4%). Tỷ lệ cây gỗ có đường kính lớn không nhiều, trữ lượng gỗ thuộc các nhóm gỗ tạp. Rừng trồng ở đây chủ yếu được trồng cây mọc nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn; gỗ rừng trồng chủ yếu là gỗ nhỏ dùng cho sản xuất dăm giấy, ván nhân tạo.<br/>* Các chủ thể tham gia quản lý, khai thác đất lâm nghiệp có rừng<br/>-Cùng với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và xã hội hóa công tác phát triển rừng, trong giai đoạn vừa qua, việc khai thác đất lâm nghiệp có rừng chuyển dịch theo hướng diện tích của các tổ chức nhà nước giảm dần (nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn), còn của khu vực ngoài nhà nước tăng lên, đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân. Tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh thực hiện chủ trương giao đất giao rừng cho hộ gia đình. <br/>-Tỉnh Lào Cai đã thực hiện đổi mới, sắp xếp lại các lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp và các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng. Tuy nhiên, nhìn chung các lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp đã và đang bộc lộ một số hạn chế như hiệu quả sử dụng đất đai còn thấp, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, quản lý đất đai, tài nguyên rừng còn yếu kém.. Không ít lâm trường quốc doanh được giao sử dụng diện tích rừng với quy mô lớn nhưng ít quan tâm và thiếu năng lực sản xuất kinh doanh lâm sản ngoài gỗ.<br/>* Tỷ lệ che phủ rừng<br/>Với việc đẩy mạnh trồng rừng, theo các số liệu của Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai các năm 2010-2018, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh 1 tăng từ 51,3% năm 2010 lên 54,81% năm 2018. Mặc dù diện tích đất lâm nghiệp có rừng, diện tích rừng ở Lào Cai và tỷ lệ che phủ rừng đều tăng lên nhưng tỷ lệ giữa diện tích rừng và diện tích đất lâm nghiệp có rừng có xu hướng giảm từ mức 99,78% năm 2010 xuống còn 96,01% năm 2018. Điều này phản ánh mật độ diện tích rừng trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2018. Nguyên nhân của xu hướng này là do diện tích đất lâm nghiệp có rừng tăng nhưng diện tích đất quy hoạch trồng rừng được tiến hành trồng rừng chậm hoặc chưa đạt so với kế hoạch đề ra.<br/>-Đáng chú ý là, hình thức khai thác lâm sản ngoài gỗ của người dân thường mang tính chất tận thu, thậm chí hủy diệt. Nhiều loại như cành, lá, quả của một số loại cây, hay măng tươi, mộc nhĩ,... bị khai thác quá mức và/hoặc quá sớm so với chu kỳ sinh trưởng, ảnh hưởng tới khả năng tái sinh, phục hồi tự nhiên của các cây lâm sản. Thu hái sản vật là hoa, quả được thực hiện bằng cách đốn hạ cả cây để thu; những loài cây cảnh, cây lấy củ bị đào cả gốc rễ. Thực trạng này có nguy cơ dẫn đến các loại lâm sản ngoài gỗ cạn kiệt, suy giảm tính đa dạng học của rừng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân sống dựa vào rừng trong tương lai.<br/>