profile Đăng ký |
Hỏi bài Chi tiết
Viết báo cáo về tìm hiểu đặc điểm dân số của Việt Nam?
Trả lời (1)
I-Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.<br/>1. Đông dân<br/>- Số dân nước ta: 84.156 nghìn người (2006) đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, thứ 13 trên thế giới.<br/>* Thuận lợi:<br/>- Là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước.<br/>- Có nguồn lao động dồi dào.<br/>- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.<br/>* Khó khăn:<br/>- Là 1 trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.<br/>2. Nhiều thành phần dân tộc<br/>- 54 dân tộc. Nhiều nhất là dân tộc kinh (chiếm 86,2 %) dân số cả nước. Các dân tộc khác chiếm 13,8% dân số cả nước.<br/>- Ngoài ra còn khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.<br/>* Thuận lợi:<br/>- Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau.<br/>- Phát huy truyền thống sản xuất, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.<br/>* Khó khăn:<br/>- Sự phát triển kt – xh các vùng có sự chênh lệch.Mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp.<br/>-> Cần chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này.<br/>II-Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. <br/>1/Dân số còn tăng nhanh:<br/>- Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.<br/>-> Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.<br/>- Hiện nay mức tăng dân số có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm tăng trung bình thêm 1 triệu người.<br/>* khó khăn:<br/>- Tạo sức ép rất lớn đối với phát triển KT-XH đất nước.<br/>- Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.Ô nhiễm môi trường.<br/>- Chất lượng cuộc sống của người dân khó nâng cao.<br/>2/Cơ cấu dân số trẻ.<br/>- Dân số nước ta thuộc loại trẻ, xong đang có xu hướng già hóa.<br/>* Thuận lợi:<br/>- Nguồn lao động dự trữ và tương lai dồi dào. Là nguồn lực có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển đất nước.<br/>- Có khả năng tiếp thu vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh.<br/>* Khó khăn:<br/>- Khó nâng cao mức sống.<br/>- Nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết như: giáo dục, y tế, việc làm….<br/>III-Phân bố dân cư chưa hợp lý. <br/>Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006), phân bố chưa hợp lý giữa các vùng.<br/>1- Giữa đồng bằng với trung du, miền núi.<br/>- Đồng bằng : Tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao.<br/>- Vùng trung du, miền núi : mật độ dân số thấp, nhưng tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước.<br/>2. Giữa thành thị và nông thôn.<br/>- Thành thị: 26.9 %, nông thôn: 73.1% - năm 2005 (chủ yếu ở nông thôn).<br/>- Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đang có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỉ lệ dân số nông thôn, tăng tỉ lệ dân số thành thị.<br/>*/Nguyên nhân phân bố dân cư chưa hợp lý.<br/>- Ở đồng bằng dân cư tập trung đông do:<br/>+ Có điều kiện tự nhiên thuận lơi (vị trí, tài nguyên đất, nước…) có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều lao động.<br/>+ Nền kinh tế phát triển mạnh. Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa diễn ra mạnh.<br/>- Ở nông thôn dân cư tập trung đông do: là vùng sản xuất nông nghiệp, phương tiện lạc hậu.<br/>- Lịch sử khai thác.<br/>*/Khó khăn:<br/>- Sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn đến:<br/>+ Sử dụng lãng phí lao động, nơi thừa, nơi thiếu.<br/>+ Khai thác tài nguyên những nơi ít lao động rất khó khăn.<br/>=> Vì vậy việc phân bố lại dân cư và lao động là rất cần thiết.<br/>*/Biện pháp:<br/>- Việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.<br/>IV-Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lao động của nước ta.<br/>- Kế hoạch hóa gia đình<br/>- Phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.<br/>- Chính sách thích hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.<br/>- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.<br/>- Phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi và ở nông thôn.